Bitcoin bắt đầu tuần mới trong bối cảnh các thị trường truyền thống yên tĩnh nhưng một cơn bão sắp đổ ập vào không gian tiền điện tử.
Khi kỳ nghỉ lễ Phục sinh kéo dài vừa diễn ra vào cuối tuần qua ở Hoa Kỳ và phần lớn châu Âu, các trader đang rất quan tâm đến việc liệu Bitcoin có thể duy trì ổn định trong bốn ngày mà không có sự tham gia của nhà đầu tư chuyên nghiệp hay không?
Cho đến nay, toàn cảnh có vẻ không ủng hộ phe bò. Kể từ thứ 5, hành động giá đi ngang đặc trưng của Bitcoin đã chấm dứt bằng những đợt biến động giảm đột ngột.
Diễn biến đó tiếp tục kéo dài đến thứ 2 và bây giờ, 40.000 đô la một lần nữa nằm ngoài tầm với. Thị trường trong những ngày tới sẽ như thế nào?
Bài viết sẽ xem xét các yếu tố động lực thị trường tiềm năng ảnh hưởng đến hiệu suất giá Bitcoin trong tuần này.
Bitcoin mất mức 40.000 đô la
Tuy được tận hưởng kỳ nghỉ lễ nhưng những ngày vừa qua là thời điểm khó chịu đối với các trader Bitcoin giao ngay. Vì không có tín hiệu từ thị trường truyền thống, Bitcoin phải đối mặt với bốn ngày giao dịch “ngoài giờ”, có nghĩa là thanh khoản mỏng hơn bình thường.
Điều này thường khiến biến động giá đột ngột lan rộng và gây ra các hiệu ứng dây chuyền lớn hơn bình thường.
Ví dụ, nếu người mua ủng hộ ở một mức giá cụ thể, thì tâm lý hoảng loạn dễ xảy ra hơn vì có ít người tham gia và ít tiền mặt hơn sẵn sàng giảm thiểu rủi ro.
Kịch bản như vậy diễn ra vài lần vào cuối tuần lễ phục sinh vừa qua. Trong khi chủ yếu giao dịch đi ngang, BTC chứng kiến những đợt giảm đột ngột mà phải vật lộn để phục hồi từ đó.
Vào chủ nhật, thị trường giảm hơn 1.000 đô la chỉ trong vài phút, bao gồm cả khoản lỗ 800 đô la chỉ trong một nến dài một phút.
Dữ liệu từ nguồn giám sát on-chain Material Indicators xác nhận BTC mất hỗ trợ ở mức 39.000 đô la.
Vào thứ 6, Material Indicators lưu ý khối hỗ trợ người mua ngay dưới giá giao ngay, nhưng điều này hiện không còn và có khả năng mở ra khả năng thoái lui sâu hơn sắp tới, liên quan đến đường trung bình động 200 tuần của Bitcoin (WMA 200).
async="" src="https://platform.twitter.com/widgets.js" charset="utf-8">“Bitcoin đang dao động trên khối thanh khoản bid ~10 triệu đô la xuống còn 37.500 đô la, nhưng chúng tôi vẫn chưa thấy lệnh mua từ khối lượng. IMO, nếu BTC bật lên từ đây, phe bò có thể thúc đẩy tăng cứu trợ, nhưng nghi ngờ đáy vĩ mô đang ở đó mà không test WMA 200”.
WMA 200 hiện ở mức chỉ trên 21.000 đô la theo TradingView. Mức này rất có ý nghĩa, chưa bao giờ bị giá giao ngay phá vỡ trong thị trường gấu và liên tục tăng trong suốt lịch sử của Bitcoin.
“MA hàng tuần 50, 100 và 200 là các mức quan trọng. Thị trường bò xảy ra khi giá trên WMA 50. WMA 100 có thể cho thấy một đợt phục hồi cứu trợ, nhưng kể từ năm 2011, nó chưa bao giờ nằm trong xu hướng giảm. WMA 200 luôn đánh dấu mức đáy + nó hợp lưu với kênh hỗ trợ hoạt động trong suốt lịch sử”.
WMA 100 thúc đẩy “đợt phục hồi cứu trợ” hiện ở mức 35.740 đô la tính đến thứ 2.
Biểu đồ nến BTC 1 tuần và WMA 100, 200 | Nguồn: TradingView
Mặc dù hiệu suất giá ngày lễ có thể không đáng tin cậy nhưng một số ít người gây ngạc nhiên với ý tưởng thị trường tiền điện tử chuẩn bị thua lỗ trên diện rộng.
Trader nổi tiếng Pierre đã đặt ra nhiều mục tiêu tồi tệ cho các altcoin vào thứ 2 khi BTC chao đảo. Trước đó, anh đã cảnh báo sụt giảm như vậy sẽ là “yếu tố hủy diệt” đối với các token yếu.
Các yếu tố vĩ mô mang lại nhiều điều bất ngờ
Với việc các thị trường phương Tây đóng cửa cho đến thứ 3, có rất ít khả năng xảy ra động thái do vĩ mô đối với thị trường tiền điện tử.
Thị trường châu Á hầu như đi ngang trong suốt ngày thứ 2, với chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng khiêm tốn 0,67% và Index ngược lại giảm 0,67% vào thời điểm viết bài.
Tuy nhiên, thị trường tài chính toàn cầu không có gì nổi bật trong tháng này, vì thiết lập hiện tại đang ở vùng chưa từng có tiền lệ trước đây. Lạm phát gia tăng cùng với lãi suất chạm đáy là một trong những đặc điểm mới lạ.
Đối với nhà bình luận thị trường Holger Zschaepitz, trọng tâm là thị trường trái phiếu quốc tế, những thị trường này đã xóa sạch giá trị 6,4 nghìn tỷ đô la kể từ khi đạt mức cao nhất mọi thời đại vào năm ngoái.
“Bong bóng trái phiếu lớn nhất 800 năm tiếp tục xì hơi sau khi dữ liệu lạm phát Mỹ (CPI & PPI) tăng lên làm rung chuyển thị trường trái phiếu. Giá trị trái phiếu toàn cầu giảm thêm 400 tỷ đô la trong tuần này, nâng tổng mức lỗ từ ATH lên 6,4 tỷ đô la”, ông nhận xét cùng với biểu đồ bên dưới.
Biểu đồ trái phiếu toàn cầu | Nguồn: Holger Zschaepitz
Việc ngân hàng trung ương Nhật Bản mở rộng bảng cân đối kế toán từng được Zschaepitz gọi là thử nghiệm chính sách tiền tệ vĩ đại nhất “trong lịch sử” đồng thời mang lại những hiện tượng mới dưới hình thức lạm phát tăng vọt.
async="" src="https://platform.twitter.com/widgets.js" charset="utf-8">“Có vẻ như thử nghiệm MonPol vĩ đại nhất trong lịch sử đang bước sang một giai đoạn mới. Giờ đây, ngay cả lạm phát cũng đang quay trở lại Nhật Bản. Ngân hàng trung ương của Nhật Bản sẵn sàng dự báo lạm phát mạnh nhất trong 30 năm ngoài nhiều năm tăng thuế”.
Lạm phát là con dao hai lưỡi đối với các Bitcoiner, làn sóng tăng giá và phản ứng của ngân hàng trung ương ban đầu gây áp lực nghiêm trọng lên cả cổ phiếu và tài sản rủi ro. Chỉ đến sau này, các giả thuyết khác nhau mới tranh luận rằng xu hướng sẽ chuyển sang ủng hộ Bitcoin như một phương tiện lưu trữ giá trị.
Chiến lược gia hàng hóa cấp cao Mike McGlone của Bloomberg Intelligence là người đã đề xuất quan điểm đó và viết trong bản cập nhật mới nhất vào tuần trước:
“Tương phản giữa giá cổ phiếu cao và hàng hóa thấp trong 10 năm có thể dẫn đến tỷ lệ giảm giá cổ phiếu lớn hơn. Chỉ số S&P 500 tăng khoảng 280% vào cuối năm 2021 và đồ thị thay đổi lãi suất của chúng tôi cho thấy chỉ số này có nguy cơ đảo ngược đỉnh tiềm năng so với Fed”.
Cổ phiếu có lẽ ở mức rủi ro cao nhất so với Fed | Nguồn: Mike McGlone
DXY ở điểm quyết định
Trong khi đó, một tiêu chuẩn đánh giá nền kinh tế truyền thống là điều gì có thể trở thành điểm uốn quan trọng.
Chỉ số tiền tệ đô la Mỹ (DXY) – thước đo chính về sức mạnh của đồng đô la đang phải đối mặt với lựa chọn giữa việc tiếp tục tăng và điều chỉnh lớn khi nó chần chừ ở ngưỡng 100 điểm.
Biểu đồ nến DXY 1 tuần | Nguồn: TradingView
Lần cuối cùng DXY tăng giá mạnh là vào tháng 4/2020, ở đỉnh điểm của cú sốc thị trường do virus Corona.
DXY có thói quen chuyển động ngược lại với giá Bitcoin và trong khi tương quan nghịch đảo đó đã bị phá vỡ ở một mức độ nhất định trong năm qua, tỷ lệ cược vẫn là USD lao dốc sẽ có lợi cho BTC.
“Nếu chúng ta thấy DXY đảo chiều một lần nữa tại đường xu hướng này, hãy chuẩn bị cho đợt tăng mạnh. Đương nhiên Fed có tầm quan trọng chính ở đây, vì bất kỳ sự thay đổi nào tất nhiên sẽ gây áp lực lên đồng đô la”, nhà bình luận thị trường Johal Miles tóm tắt vào chủ nhật.
Biểu đồ dưới đây cho thấy tác động của các đợt thoái lui DXY đối với BTC kể từ cuối năm 2014.
Biểu đồ DXY so với BTC | Nguồn: Johal Miles
Tuy nhiên, vào thứ 2, không có dấu hiệu thực sự nào về khả năng đảo chiều. Vào tuần trước, DXY giảm ngắn hạn trong vào tuần trước trùng với đợt phục hồi ngắn tương tự của BTC nhưng DXY đã sớm được giảm nhẹ hoàn toàn.
“Nhiều người dự đoán DXY điều chỉnh nhưng vẫn có vẻ lạc quan,” nhà biểu đồ nổi tiếng Jesse Olson nói thêm trong ngày.
Số dư trên sàn giao dịch thấp nhất kể từ giữa năm 2018
Thị trường Bitcoin có cho thấy bất kỳ tín hiệu tăng giá nào vào lúc này không?
Số dư trên các sàn giao dịch ngày càng giảm cho thấy quyết tâm hodl BTC.
Theo dữ liệu mới nhất, không chỉ người mua đang tiếp tục chuyển lượng lớn coin từ các sàn giao dịch vào kho lạnh, mà số dư BTC tổng thể của các sàn hiện đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm.
Số liệu từ công ty phân tích on-chain CyptoQuant xác nhận số dư của 21 sàn giao dịch lớn là 2,274 triệu BTC tính đến chủ nhật. Lần cuối cùng ghi nhận mức thấp như vậy là vào tháng 7/2018.
Biểu đồ dự trữ Bitcoin trên sàn giao dịch | Nguồn: CryptoQuant
Tác động của xu hướng mua như vậy vẫn chưa được thể hiện rõ trong thực tế. Mặc dù nguồn cung có sẵn đang giảm, thị trường chưa cho thấy cuộc tranh giành BTC thực sự, trong khi những người bán ngược lại đã tìm cách thoát ra ở mức gần 50.000 đô la trong những tuần gần đây.
Kết quả là giá BTC di chuyển trong phạm vi hẹp khi người mua và người bán hành động trong một phạm vi được bảo vệ quyết liệt. Ki Young Ju, CEO của CryptoQuant, đã lưu ý hiện tượng này diễn ra vào tuần trước.
async="" src="https://platform.twitter.com/widgets.js" charset="utf-8">“Cá voi Bitcoin cũ trong hai tuần trước: $47k nghe có vẻ đắt – Hãy bán ở đây. Các tổ chức ngày nay: $40k nghe có vẻ rẻ – Hãy mua một số BTC. Suy đoán mang tính phỏng đoán nhưng cuộc chiến này dường như tạo ra một phạm vi đi ngang rộng”.
Trong khi đó, như đã báo cáo, nguồn có khả năng khiến lượng cung trên sàn giao dịch giảm là các tổ chức, thay vì nhà đầu tư bán lẻ.
Tâm lý tiền điện tử chuyển thành “sợ hãi tột độ”
Bitcoin đã được ca ngợi là thị trường trung thực “duy nhất” dành cho các nhà đầu tư và do đó diễn biến sụt giảm của nó so với mức cao nhất mọi thời đại báo trước môi trường lạm phát trong năm nay đối với cổ phiếu, hàng hóa,…
Nếu điều đó đúng, trạng thái hiện tại của chỉ số sợ hãi & tham lam tiền điện tử có thể khiến các nhà đầu tư phải cân nhắc.
Tại mức 24/100 tính đến thứ 2, chỉ số đang trở lại vùng “sợ hãi tột độ”, giảm hơn một nửa kể từ đầu tháng 4.
Chỉ số sợ hãi & tham lam tiền điện tử | Nguồn: Alternative.me
Ngược lại, chỉ số sợ hãi & tham lam của thị trường truyền thống là “trung lập”, một vùng mà nó vẫn duy trì kể từ khi thoát khỏi vùng “sợ hãi” vào cuối tháng trước.
Chỉ số sợ hãi & tham lam | Nguồn: CNN
Mặc dù nổi tiếng không kém về bản chất hay thay đổi, nhưng tâm lý thị trường tiền điện tử vẫn có thể là một lời cảnh báo cho những người bất chấp hy vọng thời kỳ tốt đẹp sẽ tiếp tục.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: https://t.me/tapchibitcoinvn
- MetaMask cảnh báo người dùng Apple về các cuộc tấn công lừa đảo trên iCloud
- Đây có thể là nguyên nhân khiến Bitcoin trượt xuống $38.500 gây ra tâm lý sợ hãi tột độ
- Bitcoin đang phải đối mặt với cơn bão bán tháo khác, theo Glassnode
Minh Anh
Theo Cointelegraph
Theo dõi trang Twitter | Theo dõi kênh Telegram | Theo dõi trang Facebook